Thành lập công ty sản xuất thực phẩm, cần làm những gì?
Thực phẩm luôn là một nhu cầu tất yếu của con người, và ngành sản xuất thực phẩm vẫn đều đặn phát triển mạnh mẽ. Nhiều công ty sản xuất – chế biến thực phẩm ra đời đã góp phần làm đa dạng hóa sản phẩm, tạo ra giá trị gia tăng mới từ những nguyên liệu thực phẩm thô.
Để thành lập công ty sản xuất thực phẩm (cũng như chế biến thực phẩm) cần phải trải qua nhiều công đoạn từ chuẩn bị cơ sở vật chất đến thủ tục pháp lý. Vậy về mặt pháp lý để thành lập công ty sản xuất, chế biến thực phẩm phải cần thực hiện những thủ tục, giấy tờ gì?
Bài viết này Gahalaw dành để cung cấp nhưng thông tin cơ bản và dễ hiểu nhất để trả lời về vấn đề này:
Căn cứ pháp lý:
- Luật doanh nghiệp;
- Quyết định ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam Số: 27/2018/QĐ-TTg;
- Nghị định 96/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Doanh nghiệp;
- Luật an toàn thực phẩm;
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP;
Để thành lập công ty sản xuất thực phẩm cần thực hiện các thủ tục như sau:
1. Đăng ký giấy phép kinh doanh công ty sản xuất thực phẩm
Để hoàn thành thủ tục Đăng ký giấy phép kinh doanh thành lập công ty cần trải qua một loạt công việc, gồm:
- Cấp giấy chứng nhận ĐKKD;
- Đăng bố cáo thành lập;
- Khắc con dấu công ty + Thông báo mẫu dấu;
- Xây dựng Điều lệ công ty.
Về ngành nghề: cần đăng ký các ngành nghề về sản xuất, chế biến thực phẩm (danh mục ngành nghề theo Quyết định số: 27/2018/QĐ-TTg về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam)
Bạn có thể tham khảo một số ngành nghề sản xuất chế biến thực phẩm cơ bản như sau:
1010 | Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt |
1020 | Chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản |
1030 | Chế biến và bảo quản rau quả |
1040 | Sản xuất dầu, mỡ động, thực vật |
1050 | Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa |
1061 | Xay xát và sản xuất bột thô |
1062 | Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột |
1071 | Sản xuất các loại bánh từ bột |
1072 | Sản xuất đường |
1073 | Sản xuất ca cao, sôcôla và bánh kẹo |
1074 | Sản xuất mì ống, mỳ sợi và sản phẩm tương tự |
1075 | Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn |
1076 | Sản xuất chè |
1077 | Sản xuất cà phê |
1079 | Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu |
1080 | Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thuỷ sản |
1101 | Chưng, tinh cất và pha chế các loại rượu mạnh |
1102 | Sản xuất rượu vang |
1103 | Sản xuất bia và mạch nha ủ men bia |
1104 | Sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng |
2. Một số công việc liên quan sau khi đăng ký thành lập công ty:
- Lập HS thuế ban đầu;
- Đăng ký kê khai thuế và đăng ký nộp thuế điện tử qua mạng;
- Đăng ký tờ khai thuế môn bài (được miễn thuế môn bài năm đầu thành lập), đăng ký phương pháp tính thuế;
- Làm thủ tục phát hành hóa đơn điện tử, đăng ký hóa đơn điện tử;
- Mua USB Token (chữ ký số) cho công ty;
- Mở tài khoản ngân hàng và thông báo tài khoản ngân hàng.
3. Thực hiện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm của công ty sản xuất thực phẩm
Đối tượng xin cấp Giấy Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm:
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
- Nhà máy sản xuất độc lập tại một địa điểm.
Hồ sơ xin cấp Giấy Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Lưu ý: Lĩnh vực an toàn thực phẩm được Nhà nước phân công cho 03 Bộ quản lý tùy vào loại danh mục sản phẩm khác nhau (đó là: Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp & PTNT, Bộ Công thương). Vì vậy khi làm hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận ATTP thì cần thiết phải xem xét sản phẩm của công ty trực thuộc sự quản lý của Bộ nào để nộp hồ sơ phù hợp (Xem Danh mục quản lý tại Phụ lục II, III, VI Nghị định 15/2018/NĐ-CP)
=> Sau khi đăng ký cấp giấy chứng nhận ATTP: cơ sở được phép hoạt động sản xuất thực phẩm.

4. Các thủ tục cần làm đối với sản phẩm để đảm bảo về mặt pháp lý khi bán ra thị trường:
Thủ tục Kiểm nghiệm thực phẩm:
Kiểm nghiệm thực phẩm là một hình thức đánh giá chất lượng sản phẩm, kiểm soát chất lượng sản phẩm. Việc kiểm nghiệm do các trung tâm kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn do Nhà nước quy định thực hiện và phải tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật. Kết quả kiểm nghiệm là cơ sở để làm hồ sơ Tự công bố chất lượng sản phẩm.
Thủ tục tự công bố chất lượng sản phẩm:
Tự công bố chất lượng sản phẩm là thủ tục bắt buộc đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm phải làm trước khi lưu hành sản phẩm ra thị trường theo quy định của Luật an toàn thực phẩm. Hồ sơ tự công bố chất lượng sản phẩm là cam kết của nhà sản xuất về chất lượng sản phẩm của đơn vị mình làm ra đối với người tiêu dùng và cơ quan quản lý Nhà nước. Sau khi sản phẩm được công bố thì doanh nghiệp hoàn toàn yên tâm bán sản phẩm ra thị trường.
5. Các thủ tục khác (tùy vào nhu cầu của công ty)
Đăng ký mã số mã vạch:
Đăng ký Cấp mã số mã vạch là một số công việc để được Trung tâm mã số mã vạch quốc gia GS1 cấp mã để in lên bao bì sản phẩm. Việc này giúp công ty quản lý sản phẩm được tiện lợi, chuyên nghiệp hơn. Khi khách hàng dùng điện thoại hay máy quét để quét lên mã số mã vạch thì sẽ hiện lên thông tin công ty và sản phẩm… đó cũng là một yếu tố để người tiêu dùng đi quyết định mua sản phẩm…
Đăng ký Bảo hộ nhãn hiệu:
Để xây dựng nên một thương hiệu chất lượng của công ty sản xuất thực phẩm là cả một vấn đề, tiêu tốn nhiều thời gian và công sức của doanh nghiệp. Do vậy việc đăng ký Bảo hộ nhãn hiệu cũng là một vấn đề quan trọng, nhằm bảo vệ nhãn hiệu của bạn tránh bị các đối thủ “đánh cắp” sử dụng, tạo sự tin tưởng cho khách hàng…
GAHALAW là một trong những số ít đơn vị thực hiện toàn diện, đầy đủ các thủ tục pháp lý cần thiết cho công ty sản xuất thực phẩm. Với đội ngũ chuyên viên có chuyên môn, trách nhiệm và kinh nghiệm thực tế, chúng tôi tin rằng sẽ đáp ứng tốt nhất các nhiệm vụ mà khách hàng giao phó.
HOTLINE: Mr Hải 093 811 6769 (Phone/Zalo)
Trên đây là những thông tin cần thiết, cơ bản nhất về mặt pháp lý để thành lập một công sản xuất thực phẩm (hay công ty chế biến thực phẩm). Nếu bạn có những thắc mắc khác hãy liên hệ GAHALAW để được tư vấn miễn phí (24/7)
GAHALAW: Chuyên đăng ký Giấy phép kinh doanh, Bảo hộ thương hiệu, Mã số mã vạch, Kiểm nghiệm sản phẩm, Hồ sơ kế toán thuế, Công bố chất lượng sản phẩm, Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate), Chứng nhận lưu hành tự do (CFS), Giấy chứng nhận ANTT, PCCC, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP, và nhiều lĩnh vực pháp lý khác…
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH HỒ SƠ LUẬT GAHA
Địa chỉ: 776/35 Phạm Văn Bạch, P.12, Q. Gò Vấp, Tp.HCM
Hotline: 093 811 6769 (Mr.Hải)
Email: gahalaw@gmail.com
"Bạn chỉ có việc liên hệ, mọi việc còn lại
hãy để chúng tôi lo!"
Trả lời